12/15/2010

Chia sẻ với nhau: TĂM TRE TRUNG QUỐC KÉO BINH Ồ ẠT

Chia sẻ với nhau: TĂM TRE TRUNG QUỐC KÉO BINH Ồ ẠT
TĂM TRE TRUNG QUỐC KÉO BINH Ồ ẠT

Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, tăm tre là mặt hàng mới xuất hiện trong danh mục hàng nhập khẩu về qua cảng Cát Lái (Q.2, TP.HCM). Tuy nhiên, chỉ trong sáu tháng đầu năm nay lượng tăm tre nhập về từ nhiều nước đã lên đến 714 tấn, kim ngạch tương đương 99.679 USD. Các cảng Hải Phòng, Đà Nẵng và các cửa khẩu đường bộ ở biên giới phía Bắc gần và thuận lợi hơn nên lượng tăm tre Trung Quốc nhập vào Việt Nam trở nên dễ dàng và được ghi nhận con số không dưới 1000 tấn.

Theo các nhà nhập khẩu, phần lớn mặt hàng tăm tre nhập có xuất xứ Trung Quốc đại lục và Đài Loan. Chỉ trong sáu tháng đầu năm nay, tăm tre nhập khẩu từ Trung Quốc về TP.HCM khoảng 286 tấn, trị giá gần 40.000 USD.

Sở dĩ có con số trên là do lượng tăm tre hàng ngoại có giá rẻ, mẩu mã đang dạng, giá chỉ bằng một nữa giá tăm tre trong nước. Hiện giá nhập mặt hàng này khoảng 2,6 triệu đồng/tấn (chưa có thuế). Giá tăm nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc và Đài Loan là tương nhau nhưng mặt hàng tăm tre Trung Quốc được nhập nhiều hơn vì thuế nhập khẩu chỉ 10%. Trong khi đó, giá tăm Đài Loan cũng có khi cao hơn tăm Trung Quốc 70.000 – 100.000 đồng/tấn, thêm vào đó là thuế nhập khẩu tới 25% (dẫn lời Trần Văn Phước, chuyên nhập khẩu và kinh doanh mặt hàng tăm tre ở TP.HCM – báo Tuổi trẻ). Chính những yếu tố về giá mặt hàng, mức thuế ít nên đã khiến lượng tăm tre Trung Quốc đổ ồn ạt vào thị trường Việt Nam.

Ở Việt Nam , Doanh nghiệp tăm tre Bình Minh được đánh giá là thương hiệu lớn, đã được rất nhiều giải thưởng: Huy chương vàng tại Hội chợ Hàng tiêu dùng Việt Nam chất lượng cao 2003 (cho 2 sản phẩm Tăm tre hương quế và Tăm tre hương bạc hà); 2 Giải thưởng Bạch Thái Bưởi và Tinh hoa Việt Nam năm 2009; nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp, bộ, ban ngành. Chứng nhận doanh nghiệp có năng lực quản lý, kiểm soát sản phẩm phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 - 2008 TQCSI, hội viên Hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam…Mặt hàng tăm tre của Doanh nghiệp Bình Minh bán rất chạy ở các nước Ấn Độ, Đông Âu, Malayxia…nhưng lại đang chịu sự cạnh tranh rất khắt nghiệt từ phía hàng ngoại nhập.

Mối lo ngại nhất đó là chất lượng từ phía hàng ngoại nhập và hàng trôi nổi trong nước. Trên thị trường có rất nhiều tăm tre có nhãn mác, bao bì không đúng với quy định của Nhà nước, chưa được cấp giấy chứng nhận và kiểm định chất lượng.

Biện minh cho việc nhập tăm tre là do giá rẻ. Vậy ta thử làm một phép tính là: bình thường 1 hộp tăm nhỏ đóng được 300 que, 1 hộp lớn đóng 500 que và 1kg thì tương đương với 6500 que. Tính nhẩm ta cũng tính được 1kg sẽ sản xuất ra được 21,6666 hộp tăm. Vậy 300 tấn sẽ sản xuất ra được bao nhiêu hộp tăm? Mà trên thị trường Việt Nam hầu như không có tăm mang nhãn mác Trung Quốc. Một câu hỏi đặt ra là: Lượng tăm nhập khẩu đó được tiêu thụ ở đâu? Liệu có phải tiêu thụ dưới nhãn mác của Việt Nam không? Câu trả lời vẫn đang bỏ ngỏ… Trong khi giá thực tế của tăm tre Bình Minh là 35.000 đồng/kg, giá Trung Quốc nhập vào là 26.000 đồng/kg mà nói giá bằng một nửa giá tăm của Việt Nam là không đúng sự thật (dẫn theo lời anh Hà – Doanh nghiệp tăm tre Bình Minh).

Sự xâm nhập của tăm tre ngoại có mặt ở rất nhiều siêu thị, chợ và các cửa hàng tạp hóa. Điều này trở thành mới lo ngại cho các doanh nghiệp tăm tre Việt Nam vì miếng bánh thị phần đã bị chia. Điều đáng nói nhất là các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu tăm tre Trung Quốc một cách ồ ạt đã khiến người tiêu dùng Việt Nam thêm lựa chọn nhưng tiềm tàn nguy cơ. Vốn dĩ, mặt hàng tăm tre chúng ta có dư khả năng sản xuất, có thừa người dùng. Vậy mà bây giờ phải nhập hàng tăm tre khiến cho việc nhập siêu mặt hàng này tăng là không cần thiết. Theo lời thứ trưởng Biên: “Cần làm rõ trong năm 2010 vì sao nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tăng cao như vậy. Các mặt hàng họ nhập khẩu về để làm gì. Nhiều mặt hàng không cần thiết nhập khẩu nhưng vẫn được nhập về rất nhiều. Điển hình là một số mặt hàng như tăm tre, cả tăm nhựa. Cần lưu ý theo dõi doanh nghiệp nào nhập tăm tre về mà không dùng hàng của các doanh nghiệp sản xuất trong nước trong bối cảnh đang diễn ra cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Để ngăn chặn sự xâm nhập của tăm tre Trung Quốc thì đòi hỏi cần có sự can thiệp của cơ quan quản lý, kiểm tra rà soát những mặt hàng tăm tre nhập khẩu. Bên cạnh đó người tiêu dùng Việt Nam cần phải có sự cảnh giác và lựa chọn sáng suốt trước mặt hàng tăm tre ngoại nhập này. Mặt hàng tăm tre Việt Nam đã và đang được rất nhiều nước bạn tin dùng, vậy tại sao chúng ta lại không ủng hộ mặt hàng tăm tre nước chúng ta. Người tiêu dùng Việt Nam cần phải có động thái tích cực hơn trong việc sử dụng hàng nội nhằm bảo vệ lợi ích của lợi thế các mặt hàng nước nhà.

Thương Mến

TĂM TRE TRUNG QUỐC KÉO BINH Ồ ẠT